Nấu cháo vốn dĩ đã mất khá nhiều thời gian hơn so với việc cắm cơm. Thế nhưng như vậy chưa phải là tất cả. Bạn đã chắc chắn rằng mình có thể nấu cháo mà không bị dính nồi? Nấu sao để rút ngắn thời gian mà cháo vẫn mềm đủ và thơm? Khi cho thịt, sườn hoặc hải sản vào không hề bị tanh? Và canh chỉnh lửa hay đong nước theo tỉ lệ nào là hợp lý? Dưới đây sẽ là những cách nấu cháo sệt mà ohhvietnam muốn chia sẻ cùng bạn.
Đang xem: Cách nấu cháo sệt
Hướng dẫn cách nấu cháo ngon
Đừng vo gạo, hãy ngâm gạo
Đã có rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng như các đầu bếp khuyên rằng không nên vo gạo trước khi nấu. Thế nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn “không yên tâm” vì sợ gạo sẽ còn các chất bụi, bẩn, cần phải vo thật kỹ. Cách làm này vô tình làm mất hết các chất dinh dưỡng có trên vỏ gạo.
Thay vì vo, bạn hãy rửa gạo nhẹ nhàng bằng cách cho vào rổ sạch và xối nhẹ 2-3 lần với nước, sau đó ngâm gạo khoảng 30-45 phút. Ngâm gạo vừa giúp gạo sạch hơn lại vừa làm gạo mềm, khi nấu sẽ nhanh chín hơn. Quan trọng nhất chính là chúng ta vẫn giữ lại được những chất dinh dưỡng như cám, các vitamin B còn lại trên vỏ.

Đừng vo gạo, hãy ngâm gạo
Đong nước theo định lượng
Thói quen của rất nhiều người chúng ta là đong gạo với nước lạnh và bắc lên bếp nấu chín. Thực chất cách làm này không sai, tuy nhiên đây là nguyên nhân dẫn đến 2 vấn đề: cháo lâu chín hoặc đã chín nhưng vẫn có hạt bị cứng và bị dính đáy nồi.
Để khắc phục tình trạng này, bạn sẽ nấu cháo với nước sôi. Nghĩa là sau khi nước đã sôi, bạn mới cho gạo đã ngâm vào theo tỉ lệ 1 gạo: 3 nước (so với nấu cơm sẽ là 1 gạo: 1,5 nước). Cách này cũng có thể áp dụng khi bạn nấu cơm.
Sau khi cho gạo vào nước sôi, bạn đậy kín nắp nồi và vặn lửa vừa. Đến khi sôi lại lần thứ 2, bạn hạ nhỏ ngọn lửa lại để ninh cháo trong khoảng 30-35 phút là gạo đã nhừ thành cháo. Ngọn lửa to – nhỏ rất quan trọng giúp cháo mềm, dẻo, chín đều và không bị khê.
Xem thêm: Nấu Cháo Khoai Lang Với Tôm, Món Cháo Tôm Khoai Lang Cà Rốt Cho Bé Ăn Dặm
Đừng khuấy cháo quá nhiều lần
Vì như thế sẽ làm cháo dễ bị vữa hoặc bị tanh (nếu nấu cùng với các nguyên liệu thịt). Bạn chỉ nên khuấy 2 lần trong quá trình nấu cháo:
+ Lần thứ 1 là sau khi cho gạo đã ngâm vào nồi nước đang sôi, bạn khuấy nhẹ khoảng 10-15 vòng theo 1 chiều

Đừng khuấy cháo quá nhiều lần
Mẹo thực hiện cách nấu cháo đặc
– Không ít người vì sợ cháo dính nồi mà dùng đũa, muỗng khuấy liên tục. Việc này không giúp cháo ngon hơn mà còn làm cháo dễ bị vữa nát, nếu nấu cùng các nguyên liệu thịt hay hải sản sẽ khiến cháo bị tanh.

Mẹo thực hiện cách nấu cháo đặc
– Do đó, khi nấu cháo, bạn nên dùng nước sôi để không bị dính nồi, đồng thời, chỉ khuấy cháo vào các thời điểm sau:
+ Lúc đổ gạo vào nước sôi, bạn khuấy sơ vài vòng rồi đậy nắp nồi.
+ Khi bắt đầu hạ lửa nhỏ để minh bạn khuấy liên tục không ngừng trong khoảng 10 phút đến khi cháo sền sệt thì ngừng.
Mẹo thực hiện cách nấu cháo nhuyễn sánh
Có nhiều mẹo vặt hữu ích giúp bạn không mất nhiều thời gian hầm cháo, tiết kiệm tiền điện kha khá. Bạn có thể chọn một trong các cách cách nấu cháo trắng nhuyễn sau:

Mẹo thực hiện cách nấu cháo nhuyễn sánh
- Cho gạo (đã vo sạch) và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp. Khoảng 10 phút sau bạn bật bếp nấu sôi rồi lại tắt và đậy vung trong 10 phút. Sau vài lần như vậy, cháo sẽ nhừ nhuyễn. Không chỉ cháo, với các món cần hầm mềm khác (thịt bò chẳng hạn), bạn cũng có thể áp dụng cách này để thực phẩm nhanh mềm.
- Cho gạo và nước vào nồi, nấu sôi rồi đậy vung, tắt bếp khoảng 15 phút, sau đó nấu sôi lại rồi hạ nhỏ lửa để đun, cháo cũng sẽ nhanh nhừ hơn.
- Gạo vo xong bạn đổ nước sôi vào, lắng hết nước rồi lại cho vào bình thủy cùng với nước sôi, đậy nắp lại để qua đêm. Sáng hôm sau bạn chỉ việc lấy ra đun sôi lại rồi cho thịt cá, rau củ và gia vị vào đun thêm ít phút cho hòa quyện là được vì cháo đã nhừ rồi.
- Gạo vo xong để ráo nước rồi cho vào chảo rang cho đến khi hạt gạo chuyển từ màu trắng đục sang trắng trong. Cho gạo đã rang qua này vào nấu cháo, cháo sẽ rất nhanh nhừ, lại thơm.
- Tỷ lệ gạo – nước hợp lý: Bạn cần áp dụng mẹo vặt này với một trong các mẹo nấu cháo nhanh nhừ kể trên để tăng hiệu quả. Với tỷ lệ 1 gạo 3 nước đối với cháo trắng và 1 gạo 4 nước đối với cháo có nhân (thịt, cá, rau củ…), món cháo của bạn sẽ vừa nhanh nhừ vừa ngon.
Lưu ý khi nấu cháo cùng với thịt gà hoặc hải sản
Cháo hoa (hay cháo hành, cháo trắng) thường sẽ tốt cho người ốm. Ngoài ra, cháo thịt gà, thịt vịt hay cháo hải sản là những món ngon mà chúng ta vẫn thường nấu.
Đối với cháo thịt gà, bạn sẽ dùng chính nước luộc gà để nấu. Khi cháo đã được ninh nhừ, bạn mới cho thịt gà (đã luộc trước đó) vào và nêm nếm gia vị.
Đối với cháo sườn, bạn cũng ninh sườn trước để lấy nước ngọt nấu cháo, sau khi cháo mềm mới cho sườn vào cùng.
Khi nấu cháo hải sản (như cháo hến, cháo ngao…), bạn cũng nấu cháo trắng riêng và hải sản riêng. Khi gần thưởng thức, bạn cho hải sản vào cháo và nấu nóng lại.
Cách làm này giúp nồi cháo không bị tanh. Ngoài ra, việc ăn đến đâu mới cho nguyên liệu ăn kèm (thịt, sườn, hải sản) vào đến đó giúp chúng ta bảo quản cháo được lâu hơn, lúc nào ăn cũng cảm thấy như mới.
Xem thêm: Cháo Bồ Câu Nấu Với Khoai Tây Cho Bé 12M+, Cách Nấu Cháo Chim Bồ Câu Cho Trẻ Em
Lưu ý thời gian sau khi cho nguyên liệu ăn kèm vào nấu cùng cháo không lâu hơn 15 phút để tránh trường hợp cháo bị quá mềm bạn nhé!

Lưu ý khi nấu cháo cùng với thịt gà hoặc hải sản
Cháo và thịt ếch được nấu riêng, khi ăn mới trộn lại cùng nhau(Ảnh: Internet)
Nấu cháo thực chất cũng không quá khó. Một số bí quyết như trên lại càng giúp bạn tự tin nấu được một nồi cháo ngon hơn nữa. Theo dõi ohhvietnam để cập nhật những mẹo vặt hay trong nấu ăn khác.
Trên đây là hướng dẫn các bước chi tiết trong cách nấu cháo lươn ngó môn ngon mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng rằng qua bài viết này, mọi người đã biết cách áp dụng để cho ra lò một món ăn bổ dưỡng để chiêu đãi các thành viên trong gia đình nhé!
Leave a Reply